Chúng Ta Có Nhiều Thời Gian, Bố Mẹ Thì Không!

Chúng Ta Có Nhiều Thời Gian, Bố Mẹ Thì Không!

Viet-Flower xin trích những câu nói mang đậm dấu ấn đời sống của những người lao động trong một xóm nghèo, và những câu nói trong phim “Bố Già” đã khiến khán giả tâm đắc, thậm chí rơi lệ bởi nhiều câu thoại nói đúng vấn đề, chạm đúng cảm xúc về tình Cha Con và những câu chuyện gia đình.

Bố Già kể câu chuyện cuộc sống xoay quanh một xóm lao động nghèo điển hình ở Thành phố Hồ Chí Minh, với bốn anh chị em tên Giàu, Sang, Phú, Quý, với người anh thứ hai là Ba Sang, nhân vật chính. Ba Sang sống vất vả bằng nghề chở hàng thuê, kiếm từng đồng nuôi hai đứa con là Quắn, một anh chàng mơ mộng làm giàu bằng nghề làm streamer, youtuber, và cô con gái xinh xắn tên Bù Tọt. Ba Sang bên ngoài là người có vẻ khô khan, cằn cỗi, nhưng lại là một ông bố vô cùng thương con, sống bao đồng và luôn dùng hết khả năng để giúp đỡ mọi người trong xóm khi cần. Trong nhà, mỗi người một tính, nhưng cậu con trai Quắn luôn có ác cảm với các anh chị em trong nhà của bố bởi có những lúc họ lợi dụng ông bố già vất vả mưu sinh của anh.

“Sao vậy Ba? Sao lúc nào cũng muốn giành hy sinh hết vậy? Lâu lâu, thử hỏi người ta thử coi, là người ta có nhu cầu hy sinh hay không?”

“Con kêu Ba lên đây ở là con muốn làm mới cuộc sống cũ của Ba chứ không phải Ba làm cũ cuộc sống mới của con”.
“Tao cũ mèm rồi”.

“Con mới khá có một năm thôi, còn ổng, tính tình của ông đeo đuổi mấy chục năm rồi”.
“Cho nên bây giờ thay đổi đâu có dễ”.

“Bữa nào á, xin lỗi ổng tiếng cho ổng vui. Xin lỗi Cha Mẹ khó lắm”.
“Nhưng làm được thì dễ thương lắm luôn.”

Gia đình tao tao phải thương chứ” – “Đấy không phải gia đình, đấy chỉ là họ hàng”.

“Hãy trả lại sự cân bằng cho vạn vật. Những điều đau khổ phải xảy ra để có những điều tốt. đẹp”.

Kịch bản là một trong những yếu tố quyết định của “Bố Già” khi câu chuyện được xây dựng gần gũi, “đời”, với mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình khá phổ biến và có trong nhiều gia đình với nhiều thế hệ sinh sống cùng nhau. Lời thoại trong phim chân thật, sử dụng ngôn ngữ đời thường rất nhiều, chính điều này khiến cho khán giả thích thú.

“Bố Già” mặc dù chưa phải xuất sắc, được xếp vào hàng nghệ thuật đỉnh cao, nhưng câu chuyện giản dị và độ hút khách của bộ phim cũng đã khiến cho những người làm phim Việt phải suy nghĩ.

                                                                                                                     (Nguồn internet)

Published by

X