Đừng Giới Hạn Đứa Trẻ Trong Hiểu Biết Của Bản Thân Bạn

Đừng Giới Hạn Đứa Trẻ Trong Hiểu Biết Của Bản Thân Bạn

Viet-Flower xin giới thiệu Những Câu Nói Hay Về Dạy Con luôn được mọi người chia sẻ và áp dụng nhiều nhất hiện nay. Bố Mẹ hãy bỏ túi những thông điệp dưới đây để nuôi dạy con tốt hơn.

1. Đừng gây bất lợi cho con cái bạn bằng việc cho chúng cuộc sống dễ dàng. – Robert A Heinlein

  /* Đây là câu nói hay về nuôi dạy con cái mà không phải cha mẹ nào cũng có thể thực hiện được! Bởi vì, cha mẹ nào cũng yêu thương con và không muốn con mình vấp ngã. Tuy nhiên, chính cách che chở và dõi theo quá mức khiến con cái sẽ mãi sống trong vỏ bọc an toàn và khó phát triển được! Chúng không thể tự tin, vượt qua khó khăn. Vì thế, cách tốt nhất là bạn hãy dạy con cách vượt qua khó khăn thử thách và để trẻ tự trải nghiệm cuộc sống này!

2. Đừng nói với trẻ làm như thế nào. Hãy cho trẻ thấy làm như thế nào và đừng nói gì cả. Nếu bạn nói với trẻ, trẻ sẽ nhìn môi bạn chuyển động. Nếu bạn chỉ cho trẻ thấy, trẻ sẽ muốn tự làm. – Maria Montessor

   /* Hiệu quả của lời nói sẽ không mạnh bằng hành động. Hãy làm trước cho trẻ thấy, khi trẻ không hiểu chúng sẽ tự hỏi, như thế giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn. Việc giải thích quá cặn kẽ chỉ là thừa, bởi vì

/* Lời nói khiến trẻ phân tâm. Bé ghi nhớ hình ảnh và hành động tốt hơn lời nói.

/* Ngôn ngữ của trẻ đơn giản hơn người lớn chúng ta. Do đó, trẻ có thể sẽ không hiểu những điều bạn nói. Việc nói ít và làm nhiều sẽ hiệu quả hơn khi hướng dẫn con cái

/* Hành động khiến kích thích trí tò mò và học hỏi của trẻ!

3. Có nhiều cách làm hư con. Làm hư tinh thần bằng cách chiều chuộng quá mức; làm hư ý chí bằng cách chiều chuộng theo mọi ý thích, và làm hư trái tim nó bằng sự lo lắng phục vụ quá đáng.

   /* Sức mạnh của đứa trẻ là ở nước mắt. Bé sẽ khóc thét cho đến khi đạt được cái mà chúng muốn. Chiều chuộng không phải là cách hay để nuôi dạy con! Vậy có cách nào hiệu nào hiệu quả hơn không?

   Có chứ!

    /* Hãy nói rằng: “Bố mẹ sẽ đáp ứng điều mà con muốn, nếu con làm việc ABC trước giúp ba mẹ nhé!” Hãy chọn ABC là những việc thách thức đối với trẻ nhưng bạn tin con mình sẽ làm được! Chẳng hạn như rửa chén trong 5 ngày hay việc quét nhà, lau nhà, xếp quần áo,…

    /* Hơn nữa, việc đặt ra công việc ABC khiến trẻ tìm cách làm việc đó tốt nhất để đạt được mong muốn ban đầu mà chúng đặt ra. Điều này giúp bé có những kỹ năng tốt hơn khi bước ra ngoài cuộc sống sau này!   

    /* Nếu bạn không dạy trẻ ngay từ bây giờ, chúng sẽ nghĩ: muốn đạt được mọi việc trên đời này quá dễ dàng. Trẻ nhanh chóng sinh ra thói nản chí, không cố gắng trong học tập và cuộc sống. Cha mẹ có muốn thế không?

4.  Không thể giải thích hình thành tính cách. Nó đến từ trải nghiệm chứ không phải giải thích.

     /* Bạn muốn trẻ cư xử lễ độ, hiếu thảo, “kính trên nhường dưới” thì bạn phải cho trẻ thực hiện việc này thường xuyên, không thể nói suông và giải thích.

    /* Là cha mẹ, bạn hãy liên tục tận dụng tất cả trường hợp cụ thể để dạy trẻ những tính cách làm người tốt như lễ phép, biết ơn, kính trọng, giúp đỡ người khác,…

5. Đừng giới hạn đứa trẻ trong hiểu biết của bản thân bạn, bởi nó được sinh ra vào thời gian khác bạn.

/* Đừng bao giờ lấy lý do “Cha Mẹ đi trước nên sẽ hiểu hết mọi chuyện”để cấm đoán tụi nhỏ. Bởi vì, thế giới này rộng lớn lắm, bạn nghĩ thế giới bạn biết và thế giới con bạn biết sẽ khác nhau đến mức nào!?

/* Vì thế, hãy mở lòng, lắng nghe, và cho con lời khuyên là bổn phận của mỗi cha mẹ chúng ta! Hãy dạy trẻ quyết tâm, kiên trì và tự tin vượt qua thử thách trong cuộc sống thay vì cấm đoán chúng!

6.  Cha mẹ thương con mà không dạy con, như thế là không thương con.

Dạy chúng bằng trải nghiệm mỗi ngày, chứ không đợi có chuyện tồi tệ nào đó rồi mới dạy con!

7. Trẻ con là những kẻ bắt chước bẩm sinh hành động giống như cha mẹ mình bất chấp mọi nỗ lực để dạy chúng cách xử thế.
8. Thời kỳ quan trọng nhất của cuộc đời không phải là ở tuổi học đại học, mà là thời kỳ đầu tiên, giai đoạn từ khi sinh ra cho tới khi sáu tuổi.
9. Trẻ em phải được giáo dục, nhưng chúng cũng cần được để mặc cho tự giáo dục bản thân.

ách nào để giúp con tự lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm? Xem ngay 11 gợi ý:

Tự ăn uống đúng giờ, tự múc ăn

Tự mặc quần áo

Tự đi vệ sinh

Tự tắm rửa

Cho trẻ tham gia các hoạt động hội nhóm, cộng đồng phù hợp

Dạy trẻ phụ giúp công việc nhà

Dạy con tự lập là biết cách kiềm chế cơn giận: trẻ rất hay giận, do đó, bố mẹ nên mỉm cười và nói chuyện yêu thương là cách giúp trẻ biết kiềm chế cơn giận tốt nhất!

Cho trẻ có trách nhiệm đóng góp vào công việc chung của gia đình và xã hội: chẳng hạn như khen ngợi và động viên trẻ biết giúp đỡ và quan tâm người khác, bạn bè, em út.

Bạn nên yêu cầu trẻ suy nghĩ, thay vì đưa ra các mệnh lệnh.
Ví dụ :Đi đánh răng nhanh! Con đã soạn cặp chưa? Đừng quên bữa trưa!”… Đó là những câu mệnh lệnh nghiêm túc khiến trẻ khó chịu! Bạn nên hỏi trẻ: “Con cần làm gì tiếp theo để chuẩn bị đi học?”. Điều này sẽ giúp trẻ ghi nhớ những việc cần làm, dần dần trẻ sẽ quen và tự làm mà không cần bạn nhắc.

Giúp trẻ hình thành thói quen tốt: dậy sớm, dọn dẹp đồ chơi, đánh răng khi ngủ dậy và trước khi ngủ,… Trẻ sẽ nhanh chóng thiết lập thói quen sống tốt thông qua việc làm đi làm lại nhiều lần những việc cơ bản.

Hãy để trẻ đền bù những vật mà trẻ làm hư. Điều này sẽ giáo dục trẻ tính chịu trách nhiệm với hành động của mình, lần sau sẽ cẩn thận và suy nghĩ kỹ hơn! Hình phạt có thể là cho trẻ phụ giúp công việc nhà, không được chơi game, không được dùng điện thoại trong 5-6 ngày,…

Dạy trẻ hiểu làm việc sẽ kiếm được tiền để có trách nhiệm hơn với công việc!

11. Tất cả những tương tác của ta với trẻ nhỏ rồi sẽ kết trái, không chỉ trong hiện tại, mà còn trong con người trưởng thành của đứa trẻ về sau.

12. Các bậc phụ huynh đôi khi sẽ không có đủ thời gian để làm tất cả những gì khẩn cấp. Nhưng có một việc, chúng ta phải làm ngay, đó là giải đáp tất cả câu hỏi mà con trẻ đặt ra. Bởi vì, đây là cách tốt nhất để giúp trẻ tăng khả năng học hỏi và nhận biết thế giới xung quanh!

13. Đừng ép trẻ học bằng sự bắt buộc hay hà khắc; mà hãy hướng trẻ học bằng điều thu hút tâm trí trẻ, để bạn có thể phát hiện tốt hơn năng khiếu đặc biệt của trẻ.

14. Ý niệm đầu tiên trẻ phải có được là ý niệm về sự khác biệt giữa cái thiện và cái ác.

15. Giáo dục giới tính có khuyến khích tình dục không? Nhiều bậc phụ huynh sợ phải nói chuyện về tình dục với đứa con ở tuổi thanh thiếu niên của mình, lo điều đó sẽ bị con coi là mình cho phép nó quan hệ thể xác. Không gì cách xa sự thực hơn thế. Trẻ con càng được học về giới tính qua lời nói của cha mẹ và thầy cô, và đọc đúng sách hợp lý, chúng càng ít bị thôi thúc muốn tự mình tìm hiểu.

                                                                         Trích nguồn “MeDayRoi” – Tác giả Trần Vững

Published by

X