Tiến sĩ David J. Lieberman sinh năm 1950, ông là một tác giả ưu tú, một bác sĩ tâm lý người Mỹ được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá cũng như những nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người, về hành vi cảm xúc được hội đồng quốc tế đánh giá rất cao. Không những vậy mà Tác giả còn được xem là một trong số ít những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này và xuất bản những cuốn sách cực kỳ thành công, thuộc top best seller của tờ New York Times.
Viet-Flowers xin trích dẫn những câu nói hay trong Tác phẩm Đọc vị bất kỳ ai của nhà văn David J. Lieberman như một cậu bé tinh nghịch, dắt bạn lẩn trốn vào những khu rừng huyền bí, là thế giới nội tâm của người khác, cùng bạn khám phá ra những nơi sâu thẳm, những điều mà họ chưa bao giờ nói lên thành lời nhưng lại khao khát tột cùng cho sự thấu hiểu, lắng nghe và sẻ chia.
Mỗi người trong chúng ta đều có một “Thế giới” của riêng mình, một nơi mà không phải ai cũng có chìa khóa để mở cánh cửa đó ra và bước vào. Có người đó là một cánh đồng xanh mướt đầy hương lúa non và ngập tràn ánh sáng ấm áp, có người lại là một đại dương sâu thẳm và tối tăm… Bạn có đồng ý không nào?
* Toàn bộ thế giới này là một sự phản chiếu
Người ta thường nói rằng cách một người nhìn nhận thế giới này
chính là sự phản chiếu của bản thân anh ta. Nếu anh ta nhìn thế giới
này như một nơi đầy rẫy tội ác và thối nát thì có lẽ bản thân anh ta – dù
có không nhận ra đi chăng nữa – cũng là một người chẳng tốt đẹp gì.
* Cố gắng che giấu điểm yếu
Một người đang trong trạng thái “điều chỉnh nhận thức” thường cố
gắng lấp đi điểm yếu của bản thân.
Nếu bạn chú ý, điều này sẽ rất dễ phát hiện ra. Nên nhớ rằng một
người tự tin sẽ không để ý tới cách mọi người nhìn anh ta. Anh ta không
quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình, trái ngược với người “điều chỉnh
nhận thức” – bị chi phối bởi cách nhìn nhận của người khác về mình.
* Động tác thừa
Trong một hoàn cảnh nhất định, bất kỳ động tác thừa nào đều là dấu
hiệu cho thấy ai đó đang cố tỏ ra bình tĩnh và tự tin.
* Nắm bắt các dấu hiệu
Khi mất tự tin và cảm giác lo sợ tăng cao, dấu hiệu bất an thường rất
dễ nhận ra. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chúng ta ở cạnh những
người mà chúng ta nghĩ rằng họ trông xinh đẹp hơn bản thân ta, thì ta
sẽ cảm thấy mất tự tin về ngoại hình và bản thân mình.
* Nhận biết mâu thuẫn
Khi quan sát một người đang nói chuyện gì đó, chúng ta cần vừa
nhìn các cử chỉ của họ vừa phối hợp theo dõi với lời nói. Những biểu
hiện mâu thuẫn nhau – như lúc lắc đầu trong khi vẫn trả lời có – cần sự
tinh tế để nhìn ra chúng và chính những biểu hiện này nói lên cảm xúc
thực sự của người nói.
Khi bạn gặp tình huống mâu thuẫn giữa lời nói và biểu cảm của đối
phương, hãy áp dụng quy tắc: biểu cảm đáng tin hơn lời nói để phân
tích cảm giác của người đó. Cứ khi nào gặp trường hợp một người có cử
chỉ, biểu cảm khuôn mặt và lời nói khác nhau, bạn có thể khá chắc chắn
rằng người này đang không nói thực lòng mình.
* Một trang mới của cuộc đời
Thông thường, khi một người càng lạc quan về tương lai bao nhiêu
thì họ càng có xu hướng dễ tha thứ cho lỗi lầm trong quá khứ bấy nhiêu.
* Ánh mắt biết nói
Thông thường, hầu hết những ai thuận tay phải đều hướng mắt lên
trên khi hồi tưởng lại hình ảnh nào đó, còn hướng thẳng khi nhớ lại một
âm thanh nào đó, hướng xuống dưới khi suy nghĩ về cảm xúc và ngôn
ngữ, nhìn sang phải để “chế” ra một chuyện gì đó và phía trái là nghĩ về
một kỷ niệm nào đó.
“Phân nửa thời gian con người nghĩ họ đang nói chuyện công việc,
thực ra chính là thời gian mà họ đang lãng phí.”
* Ý nghĩa từ đôi mắt
Khi một người có hứng thú với một điều gì
đó, đồng tử của anh ta sẽ tự động giãn nở hơn bình thường; cơ chế này
xảy ra khi anh ta muốn tiếp nhận được nhiều thông tin hơn và đôi mắt
muốn được “nhìn rõ hơn”.
* Lại là đôi mắt!
Khi sự chú ý tập trung vào một vật/điều gì đó, một người có thể
không phải là thích điều đó nhưng vẫn sẽ tập trung để ý tới nó. Đó là
phản ứng tìm kiếm sự phản hồi. Điều này cũng đúng với trường hợp một
người không thích, hoặc thậm chí là sợ hãi một vật/ điều gì đó, vì khi đó
chúng ta nhận thấy anh ta có ý thức chú ý cao hơn tới kết quả mà nó
mang lại.
* Thay đổi thực tế
Lòng tự tin của một người thường tỷ lệ nghịch với mức độ quan tâm
của họ. Ví dụ, một phụ nữ tự coi mình là người có sức hút sẽ rất tự tin
với ngoại hình của cô ta. Nhưng nếu cô ta phát hiện sự hiện diện của đối
tượng mà cô đang muốn gây ấn tượng, cô sẽ mất tự nhiên và trở nên
kém tự tin, cẩn trọng hơn bình thường.
* Người có lòng tự trọng cao
Tập trung vào các lợi ích lâu bền.
Không chịu ảnh hưởng của tâm trạng, vì cả lòng tự trọng và hứng
thú đều ở mức cao. Tâm trạng vào cuộc chỉ khi đó là việc không mấy
quan trọng.
Sự tự tin trở thành nhân tố gây ảnh hưởng mạnh.
Người kiểu này muốn làm điều đúng với lương tâm của mình, nhưng
sẽ gặp khó khăn khi lương tâm mâu thuẫn với lợi ích.
* Trường hợp có lòng tự trọng thấp
Tập trung vào các nhu cầu nhất thời.
Tâm trạng là nhân tố chủ đạo mang tính quyết định, lấn lướt cả lòng
tự trọng ngay trong những tình huống không thực sự quan trọng, vì
đối với người có lòng tự trọng thấp, không gì so được với bản thân và
lợi ích cá nhân của họ.
Lòng tự tin cũng là một nhân tố quan trọng, quay xung quanh mức
độ hứng thú.
Khi có hứng thú từ trước nhưng lại có tự trọng thấp, sự tự tin là thứ
rất dễ bị lay chuyển trong con người ta. Người kiểu này rất dễ có phản
ứng tiêu cực (kiểu như phát điên lên) nếu anh ta nhận thấy sự việc đó có
thể khiến cuộc sống của anh ta bị đảo lộn – làm anh ta đánh mất vận
may của mình. Khi kém tự tin, nhận thức của họ thậm chí còn bị bóp
méo hơn và hoàn toàn có khả năng hành xử vô lý, dễ tức giận, cáu gắt
với bất kỳ thứ gì ngáng đường đi tới mục tiêu của họ.
(Nguồn Internet)